Copyright, copyleft, và một số qui định liên quan
COPYRIGHT-BẢN QUYỀN
~~~GIỚI THIỆU~~~
Bản quyền là một khái niệm pháp lý, ban hành bởi hầu hết các chính phủ, cho các tác giả của một tác phẩm độc quyền với nó. Nó là hình thức sở hữu trí tuệ, áp dụng với bất kì hình thức trình bày dưới một tư tưởng, thông tin.
Bản quyền ban đầu đã được hình thành như một cách để chính phủ hạn chế in ấn, mục đích hiện đại của quyền tác giả là nhằm thúc đẩy việc tạo ra các công trình mới bằng cách cho tác giả kiểm soát lợi nhuận từ chúng.
~~~LỊCH SỬ~~~
Bản quyền được phát minh sau khi sự ra đời của báo chí in ấn và đọc, viết công cộng rộng lớn hơn. Một khái niệm pháp lý, nguồn gốc của nó ở Anh từ một phản ứng độc quyền máy in vào đầu của thế kỷ thứ mười tám . Charles II của nước Anh đã được quan tâm bởi việc sao chép không được kiểm soát sổ sách và thông qua Đạo luật cấp giấy phép 1662 Đạo luật của Quốc hội được thành lập .
~~~ PHẠM VI SỬ DỤNG~~~
Bản quyền có thể áp dụng cho một loạt các hình thức sáng tạo, trí tuệ, nghệ thuật, hoặc “công trình” . Chi tiết cụ thể khác nhau tùy theo thẩm quyền , nhưng những điều này có thể bao gồm những bài thơ, luận văn , kịch , các tác phẩm văn học , phim ảnh , múa, sáng tác nhạc, ghi âm thanh , tranh vẽ , bản vẽ, tác phẩm điêu khắc , hình ảnh , phần mềm, chương trình phát sóng phát thanh và truyền hình , và thiết kế công nghiệp. Thiết kế đồ họa và thiết kế công nghiệp có thể có những luật lệ riêng biệt hoặc chồng chéo ở một số khu vực pháp lý
Bản quyền này không bao gồm những ý tưởng và thông tin bản thân, chỉ có các hình thức hoặc cách thức mà trong đó họ được thể hiện. Ví dụ, các bản quyền một phim hoạt hình Chuột Mickey hạn chế những người khác làm cho các bản sao của phim hoạt hình hoặc tạo ra các tác phẩm phát sinh dựa trên Disney , nhưng không cấm việc tạo ra các công trình khác về con chuột nói chung, miễn là chúng khác nhau, đủ để không được đánh giá là bản sao của Disney . Trong nhiều khu vực pháp lý, luật bản quyền ngoại lệ đối với những hạn chế này. công việc được sao chép với mục đích của bài bình luận hoặc sử dụng liên quan khác (Xem Sử dụng Hội chợ, Hội chợ Xử lý ). Trong khi đó, các quy định khác của pháp luật có thể áp đặt các hạn chế bổ sung rằng bản quyền không –chẳng hạn như thương hiệu và bằng sáng chế.
Luật bản quyền được chuẩn hóa phần nào thông qua các công ước quốc tế như Công ước Berne và Công ước về bản quyền. Những điều ước quốc tế đa phương đã được phê duyệt gần như tất cả các nước và các tổ chức quốc tế như Liên minh châu Âu ( EU ), Tổ chức Thương mại Thế giới yêu cầu các quốc gia thành viên thực hiện theo quy định với họ.
=================================
COPYLEFT-BẢN QUYỀN BÊN TRÁI
~~~ GIỚI THIỆU ~~~
Copyleft là một cách chơi chữ đúp từ chữ copyright trong tiếng Anh có nghĩa là bản quyền, trong đó chữ trái phản nghĩa với nghĩa “bên phải” của từ phải trong khi nghĩa trong copyright phải là “quyền lợi”; đồng thời copyleft còn có thể hiểu là copy left (nghĩa làbản sao cho dùng, bản sao được phép dùng). Copyleft mô tả cách sử dụng luật bản quyền để loại bỏ tất cả các hạn chế về phân phối bản sao và các phiên bản tác phẩm đã được chỉnh sửa cho mọi người và yêu cầu phải bảo lưu quyền tự do như vậy trong các phiên bản chỉnh sửa.
Copyleft là một dạng cấp phép và có thể dùng để thay đổi bản quyền của những tác phẩm nhưphần mềm máy tính, tài liệu, âm nhạc, và nghệ thuật. Nói chung, luật bản quyền cho phép tác giả cấm người khác tái tạo, phái sinh, hoặc phân phối các bản sao tác phẩm của tác giả đó. Ngược lại, một tác giả, nhờ mô hình cấp phép copyleft, sẽ trao cho tất cả những ai nhận được bản sao tác phẩm quyền tái tạo, phái sinh hoặc phân phối tác phẩm miễn là tất cả những bản sao hoặc bản phái sinh mới đó cũng phải bị ràng buộc bởi cùng mô hình cấp phép copyleft. Giấy phép được sử dụng rộng rãi và là nguồn gốc của copyleft là Giấy phép Công cộng GNU.
Copyleft cũng có thể được xem là một mô hình cấp phép bản quyền, trong đó tác giả từ bỏ một số, chứ không phải tất cả, các quyền lợi mà luật bản quyền đã trao. Thay vì cho phép tác phẩm thuộc hoàn toàn phạm vi công cộng (trong đó hoàn toàn không có bất kỳ hạn chế bản quyền nào), copyleft cho phép tác giả đặt ra một số, nhưng không phải tất cả, hạn chế bản quyền đối với những ai muốn tham gia vào hoạt động đó, nếu không sẽ bị xem là vi phạm bản quyền. Dưới sự bảo hộ của copyleft, có thể tránh được vi phạm bản quyền nếu người có khả năng vi phạm bản quyền biến mô hình copyleft của mình trở nên vĩnh viễn. Vì lý do này những giấy phép copyleft còn được gọi là giấy phép thuận nghịch.
~~~ LỊCH SỬ ~~~
Một đơn cử sử dụng copyleft sớm nhất là dự án Tiny BASIC được khởi nguồn trong một bản tin của People’s Computer Company vào năm 1975. Dennis Allison đã viết một bản mô tả chi tiết cho phiên bản đơn giản của ngôn ngữ lập trình BASIC. Thiết kế này không hỗ trợ các chuỗi ký tự và chỉ dùng số học đại số. Mục tiêu của chương trình là chỉ phải tốn từ 2 đến 3 kilobyte bộ nhớ.
Trong tạp chí Dr. Dobb’s Journal số tháng 5 năm 1976 đã đăng Tiny BASIC Palo Alto của Li-Chen Wang dành cho vi xử lý Intel 8080. Danh sách liệt kê bắt đầu với tiêu đề, tên tác giả và ngày tháng bình thường nhưng nó còn có “@COPYLEFT ALL WRONGS RESERVED” (@COPYLEFT BẢO LƯU MỌI SAI SÓT)[2]. Một thành viên của Câu lạc bộ Máy tính Homebrew có tên Roger Rauskolb đã chỉnh sửa và phát triển chương trình của Li-Chen Wang và chương trình này được xuất bản trong tháng 12 năm 1976 của tạp chí Interface Age. Roger đã ghi thêm của ông vào và giữ nguyên Thông báo COPYLEFT.
Thí dụ mới hơn về copyleft là khi Richard Stallman làm việc với trình thông dịch Lisp. Symbolics yêu cầu sử dụng trình thông dịch Lisp, và Stallman đồng ý cung cấp chúng cùng với phiên bản phạm vi công cộng công trình của ông. Symbolics đã mở rộng và cải tiến trình thông dịch Lisp, nhưng khi Stallman muốn truy cập vào những bản cải tiến mà Symbolics đã thực hiện với trình thông dịch của ông, Symbolics từ chối. Khi đó, vào năm 1984, Stallman theo đuổi công việc tiệt trừ những hành vi kiểu này cùng với văn hóa phần mềm thương mại, mà ông gọi là đầu cơ phần mềm.
Khi Stallman cho rằng việc loại trừ luật bản quyền hiện tại cùng những sai lầm mà ông lĩnh hội được là không khả thi trong thời gian ngắn, ông quyết định làm việc trong khuôn khổ pháp luật hiện tại; ông đã tạo ra giấy phép bản quyền của riêng mình, Giấy phép Công cộng Emacs, giấy phép copyleft đầu tiên. Giấy phép này sau đó được chuyển thành Giấy phép Công cộng GNU, hiện là một trong những giấy phép Phần mềm Tự do phổ biến nhất. Lần đầu tiên một người sở hữu bản quyền đã tiến hành những bước đi để đảm bảo rằng người dùng chương trình sẽ được chuyển giao số lượng quyền lợi tối đa một cách vĩnh viễn, bất kể phiên bản nào do ai thực hiện chỉnh sửa dựa trên chương trình gốc sau đó. Giấy phép GPL gốc này không trao quyền cho quảng đại cao công chúng, mà chỉ cho những ai đã nhận được chương trình; nhưng đó là điều tốt nhất có thể làm được với luật pháp khi đó. Giấy phép mới khi đó không được ghi nhãn copyleft.
Richard Stallman đã nói rằng ý tưởng đầu tiên là từ Don Hopkins, người mà ông gọi là một đồng nghiệp giàu tính tưởng tượng, đã gửi thư cho ông vào năm 1984 hay 1985 gì đó, trong đó có ghi: “Copyleft—bảo lưu mọi quyền”. Thuật ngữ “kopyleft” (trại từ “copyleft”) cùng với chú thích “All Rites Reversed” (trại từ “All Rights Reserved” – Bảo lưu mọi quyền) cũng được dùng vào đầu thập niên 1970 trong Principia Discordia, có lẽ lấy cảm hứng từ Hopkins hoặc ảnh hưởng từ các cách dùng khác. Và trong lĩnh vực nghệ thuật Ray Johnson đã đặt ra thuật ngữ này một cách độc lập từ sớm khi nó thích hợp với việc tạo ra và phân phối các hình ảnh phương tiện hỗ hợp của ông trong mail art và những món quà nhỏ, từ đó ông khích lệ việc tạo ra các tác phẩm phái sinh (dù cụm từ này xuất hiện chốc lát trong một trong những tác phẩm của ông trong bộ phim tài liệu năm 2002 How to Draw a Bunny, bản thân Johnson không được đề cập đến trong bộ phim tài liệu 2001 Revolution OS.)
~~~ PHẠM VI SỬ DỤNG~~~
Trên thực tế cách sử dụng copyleft thông thường là hệ thống hóa các điều khoản được sao chép lại cho một tác phẩm bằng một giấy phép. Một giấy phép như vậy thường trao cho mỗi người hiện sở hữu một bản sao tác phẩm những quyền tự do giống như tác giả đang có, bao gồm (từ Định nghĩa Phần mềm Tự do):
- quyền tự do sử dụng và nghiên cứu tác phẩm,
- quyền tự do sao chép và chia sẻ tác phẩm với người khác,
- quyền tự do thay đổi tác phẩm,
- và quyền tự do phân phối các tác phẩm đã chỉnh sửa tức là các tác phẩm phái sinh.
Những quyền tự do này không đảm bảo rằng tác phẩm phái sinh sẽ được phân phối theo cùng điều khoản tự do. Để tác phẩm thực sự là copyleft, giấy phép phải đảm bảo rằng tác giả của tác phẩm phái sinh chỉ có thể phân phối những tác phẩm như vậy theo một giấy phép y hệt hoặc tương đương.
Ngoài những hạn chế về sao chép, các giấy phép copyleft còn nhắc đến những trở ngại có thể có. Đó là việc đảm bảo các quyền sau đó không thể bị thu hồi và đòi hỏi tác phẩm và các phái sinh của nó phải được cung cấp ở dạng có thể giúp chỉnh sửa dễ dàng. Trong phần mềm, giấy phép đòi hỏi mã nguồn của tác phẩm phái sinh phải luôn có sẵn cùng với bản thân phần mềm.
Các giấy phép copyleft cũng sử dụng các quy định và luật pháp tương ứng một cách sáng tạo cần thiết. Ví dụ, khi sử dụng luật bản quyền, những ai đóng góp vào tác phẩm dưới copyleft thường phải bổ sung, trì hoãn hoặc ấn định trạng thái người giữ bản quyền. Bằng cách đưa bản quyền các đóng góp của họ vào một giấy phép copyleft, họ được tự do từ bỏ một số quyền lợi thông thường có được từ bản quyền, trong đó có quyền trở thành người phân phối duy nhất những bản sao tác phẩm.
Một số bộ luật được sử dụng cho các giấy phép copyleft thì khác nhau tùy theo từng quốc gia, và cũng có thể được trao theo những điều khoản khác nhau theo từng quốc gia. Ví dụ, ở một số nước việc bán một sản phẩm phần mềm mà không có đảm bảo, theo kiểu GNU GPL chuẩn (xem điều 11 và 12 của GNU GPL phiên bản 2) hoàn toàn có thể chấp nhận, trong khi ở đa số quốc gia châu Âu, người phân phối phần mềm không được phép khước từ mọi sự đảm bảo liên quan đến sản phẩm được bán. Vì lý do này phạm vi của những bảo đảm như vậy được ghi ra ở đa số các giấy phép copyleft châu Âu. Liên quan đến vấn đề này, mời xem giấy phép CeCILL, một giấy phép cho phép một người sử dụng GNU GPL (xem điều 5.3.4 của CeCILL) phối hợp với một sự đảm bảo có giới hạn (xem điều 9 của CeCILL).
Các loại copyleft và quan hệ với các giấy phép khác
Copyleft là một đặc tính để phân biệt của một số giấy phép phần mềm tự do. Nhiều giấy phép phần mềm tự do không phải là giấy phép copyleft vì chúng không yêu cầu người được cấp phép phân phối tác phẩm phái sinh dưới cùng một giấy phép. Hiện vẫn có những tranh cãi về loại giấy phép nào có độ tự do cao hơn. Tranh cãi này xoay các vấn đề phức tạp như định nghĩa quyền tự do và quyền tự do của ai là quan trọng hơn, hoặc có nên tối đa hóa quyền tự do của tất cả những người có khả năng nhận được tác phẩm trong tương lai hay không (quyền tự do từ việc tạo ra phần mềm thương mại). Các giấy phép phần mềm tự do không phải copyleft tối đa hóa quyền tự do của người nhận đầu tiên (quyền tự do để tạo ra phần mềm thương mại).
Cũng giống như hệ thống cấp phép chia sẻ tương tự của Creative Commons, Giấy phép Tài liệu Tự do của GNU cho phép tác giả đưa vào những hạn chế đối với một số tiết doạn nào đó của tác phẩm, đặt ngoại lệ cho một số phần trong tác phẩm sáng tạo của họ ra khỏi cơ chế copyleft. Trong trường hợp của GFDL, những hạn chế này bao gồm việc sử dụng những tiết đoạn bất biến, mà những soạn giả trong tương lai không được phép thay đổi. Dự tính ban đầu của GFDL là để làm một công cụ để hỗ trợ tài liệu hóa các phần mềm được copyleft. Tuy nhiên, kết quả là nó lại có thể dùng cho bất kỳ loại tài liệu nào.
1.Copyleft mạnh và copyleft yếu
Copyleft điều chỉnh một tác phẩm được xem là “mạnh hơn”, với ý nghĩa là các điều khoản copyleft có thể được áp dụng một cách hiệu quả cho tất cả các loại tác phẩm phái sinh. “Copyleft yếu” là để nói đến các giấy phép trong đó không phải tất cả các tác phẩm phái sinh đều thừa kế giấy phép copyleft; dù tác phẩm phái sinh có thừa kế hay không thì nó thông thường vẫn dựa vào kiểu mà nó đã phát sinh.
Các giấy phép “copyleft yếu” nói chung thường được sử dụng trong việc tạo ra các thư viện phần mềm, cho phép các phần mềm khác liên kết đến thư viện, và sau đó được tái phân phối mà không bắt buộc về mặt luật pháp là công trình đó phải được phân phối theo giấy phép copyleft của thư viện. Chỉ có những thay đổi thực hiện trên chính phần mềm được copyleft yếu mới là đối tượng được giấy phép điều chỉnh, chứ không phải những thay đổi trên phần mềm liên kết tới nó. Điều này cho phép các chương trình với bất kỳ giấy phép nào có thể được dịch và liên kết với các thư viện được cấp phép copyleft như glibc (bổ sung của dự án GNU cho thư viện chuẩn C), rồi sau đó tái phân phối mà không cần phải cấp phép khác đi.
Giấy phép phần mềm tự do nổi tiếng nhất sử dụng copyleft mạnh là Giấy phép Công cộng GNU. Các giấy phép phần mềm tự do sử dụng copyleft “yếu” bao gồm Giấy phép Công cộng GNU Hạn chế và Giấy phép Công cộng Mozilla. Những ví dụ về giấy phép phần mềm tự do không copyleft gồm có giấy phép X11, giấy phép Apache và các giấy phép BSD.
Giấy phép Khoa học Thiết kế là một giấy phép mạnh có thể áp dụng cho bất kỳ tác phẩm nào không phải là phần mềm, tài liệu, hoặc nghệ thuật, như âm nhạc, nhiếp ảnh thể thao, và video. Nó được lưu trữ trong danh sách giấy phép của trang web của Quỹ hỗ trợ Phần mềm Tự do, nhưng người ta không xem nó tương thích với GPL của Quỹ hỗ trợ Phần mềm Tự do.
2.Copyleft đầy đủ và copyleft bán phần
Copyleft “đầy đủ” và “bán phần” liên quan đến một vấn đề khác: Copyleft đầy đủ tồn tại khi tất cả mọi phần của tác phẩm (ngoại trừ bản thân giấy phép) chỉ có thể được chỉnh sửa và phân phối theo các điều khoản của giấy phép copyleft của tác phẩm. Copyleft bán phần loại trừ một số phần của tác phẩm ra khỏi sự điều chỉnh của copyleft, hoặc bằng một cách nào đó không áp dụng mọi nguyên tắc copyleft cho tác phẩm. Ví dụ, có một số ngoại lệ liên kết GPL đối với vài gói phần mềm (xem ở dưới).
3.Chia sẻ tương tự
Chia sẻ tương tự đưa đòi hỏi rằng bất kỳ quyền tự do nào được gán cho tác phẩm gốc cũng phải được gán cùng điều khoản chính xác hoặc điều khoản tương thích trên tác phẩm phái sinh: nó cho thấy bất kỳ giấy phép copyleft nào cũng mặc nhiên là một giấy phép chia sẻ tương tự, nhưng không có chiều ngược lại, vì một số giấy phép chia sẻ tương tự có thêm những hạn chế khác, như cấm sử dụng với mục đích thương mại. Một số hoán vị của các giấy phép Creative Commons là ví dụ cho chia sẻ tương tự.
==================================================================================
GIẤY PHÉP TÀI LIỆU TỰ DO GNU
Giấy phép Tài liệu Tự do GNU (GFDL hoặc GNU FDL) là giấy phépbản quyền bên trái cho tài liệu tự do, do Quỹ Phần mềm Tự do (FSF) thiết kế cho Dự án GNU. Nó tương tự như Giấy phép Công cộng GNU, cung cấp cho người đọc quyền sao chép, tái phân phối và chỉnh sửa một tác phẩm và đòi hỏi tất cả các bản sao và tác phẩm phái sinh phải có thể được sử dụng với cùng giấy phép.Những bản sao có thể được bán thương mại, nhưng nếu được sản xuất với số lượng lớn (hơn 100), thì người nhận tác phẩm phải được phép truy xuất tài liệu gốc hoặc mã nguồn.
GFDL được thiết kế dành cho những bản hướng dẫn sử dụng, sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo và chỉ dẫn khác và các tài liệu hướng dẫn thường đi kèm với phần mềm GNU.Tuy nhiên, nó có thể dùng cho bất kỳ tác phẩm nào dựa trên văn bản, bất kể chủ đề là gì. Ví dụ, bách khoa toàn thư trực tuyến tự do Wikipedia sử dụng GFDL cho tất cả các nội dung văn bản của nó.
Mốc thời gian
FDL được phát hành dưới dạng bản sơ thảo để lấy ý kiến phản hồi vào cuối năm 1999. Sau nhiều lần cải tiến, phiên bản 1.1 được phát hành vào tháng 3 năm 2000, phiên bản 1.2 vào tháng 11 năm 2002, và phiên bản 1.3 vào tháng 11 năm 2008. Bản hiện tại của giấy phép là phiên bản 1.3.
Bản sơ thảo dùng để thảo luận đầu tiên của Giấy phép Tài liệu Tự do GNU phiên bản 2 được phát hành vào ngày 26 tháng 9 năm 2006, cùng với một bản sơ thảo của Giấy phép Tài liệu Tự do Đơn giản hóa GNU.
Phiên bản 1.3 của GNU FDL bao gồm một số cải tiến, chẳng hạn như các điều kiện mới được thêm vào trong quy trình GPLv3 để tăng cường tính toàn cầu hóa, làm rõ nghĩa hơn để giúp mọi người áp dụng giấy phép vào âm thanh và đoạn phim, và giảm nhẹ yêu cầu trong việc sử dụng một đoạn trích từ một tác phẩm.
Giấy phép Tài liệu Tự do Đơn giản hóa GNU mới được đề xuất không đòi hỏi phải duy trì Văn bản Bìa và các Phần Bất biến. Điều này sẽ cung cấp một tùy chọn giấy phép đơn giản cho tác giả nào không muốn sử dụng các tính năng này trong GNU FDL.
Vào ngày 1 tháng 12, 2007, Jimmy Wales thông báo rằng những cuộc thảo luận và đàm phán lâu dài giữa Quỹ Phần mềm Tự do, Creative Commons, Quỹ Wikimedia và những tổ chức khác đã đưa ra một đề xuất được cả Quỹ Phần mềm Tự do lẫn Creative Commons hỗ trợ để điều chỉnh Giấy phép Tài liệu Tự do sao cho nó cho phép Quỹ Wikimedia có khả năng chuyển các dự án sang giấy phép Creative Commons Ghi công – Chia sẻ tương tự (CC-BY-SA) tương tự. Những thay đổi này được hiện thực trong Phiên bản 1.3 của GFDL.
Những điều kiện
Tài liệu được cấp phép theo phiên bản hiện tại của giấy phép có thể được sử dụng cho mục đích bất kỳ, miễn là việc sử dụng thỏa mãn một số điều kiện cụ thể.
- Tất cả các tác giả trước đó của tác phẩm phải được ghi công.
- Tất cả các thay đổi đối với tác phẩm đều phải được ghi lại.
- Tất cả các tác phẩm phái sinh phải được cấp phép dưới cùng một giấy phép.
- Toàn văn giấy phép, những phần bất biến không được chỉnh sửa do tác giả định nghĩa nếu có, và bất kỳ lời phủ nhận bảo hành nào khác được thêm vào (như lời phủ nhận chung cảnh giác người dùng rằng tài liệu có thể không chính xác chẳng hạn) và thông báo bản quyền từ các phiên bản trước phải được duy trì.
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật như DRM có thể không được dùng để quản lý hoặc ngăn cản sự phân phối hoặc sửa đổi tài liệu.
Tiết đoạn thứ cấp
Giấy phép phân biệt rõ ràng các loại “Tài liệu” với các “Tiết đoạn thứ cấp”, những phần có thể không nằm trong Tài liệu, mà dùng trong các phần tài liệu ở phần trước hoặc phần phụ lục. Các tiết đoạn thứ cấp có thể chứa những thông tin liên quan đến mối quan hệ của tác giả hoặc của nhà xuất bản với nội dung của vấn đề, nhưng không phải bất kỳ nội dung nào của vấn đề. Trong khi Tài liệu tự nó là có thể sửa đổi được về tổng thể, và được bao trùm một cách thực chất bởi một giấy phép tương đương với (nhưng không tương thích tương hỗ với) Giấy phép Công cộng GNU, thì một số tiết đoạn thứ cấp có các hạn chế khác nhau, được tạo ra chủ yếu để giải quyết việc ghi công thích đáng cho các tác giả trước đó.
Đặc biệt, các tác giả của các phiên bản trước cần phải được biết đến và các “tiết đoạn bất biến” nhất định, được tác giả ban đầu chỉ rõ và giải quyết mối quan hệ của người đó với nội dung của vấn đề, có thể không được thay đổi. Nếu như tài liệu được sửa đổi, tên gọi của nó cũng phải thay đổi (trừ khi các tác giả trước đó cho phép giữ lại tên gọi). Giấy phép cũng có các điều khoản để xử lý các văn bản của bìa trước và bìa sau của sách, cũng như cho “Lịch sử”, các tiết đoạn “Lời cảm ơn”, “Lời đề tặng” và “Lời ghi đằng sau”.
Tái phân phối thương mại
GFDL đòi hỏi khả năng “sao chép và phân phối Tài liệu theo bất kỳ phương thức nào, có thể mang tính thương mại hoặc phi thương mại” và do đó không tương thích với những tài liệu không cho phép tái sử dụng thương mại. Những tài liệu hạn chế việc tái sử dụng thương mại không tương thích với giấy phép và không thể bỏ vào chung với tác phẩm. Tuy nhiên, việc đưa vào các tác phẩm với hạn chế như vậy có thể sử dụng hợp lýtheo luật bản quyền Hoa Kỳ và tác phẩm đó không cần phải được gán giấy phép GFDL nếu tất cả các khả năng sử dụng về sau đều tuân thủ theo sử dụng hợp lý này. Một ví dụ cho việc sử dụng hợp lý một cách tự do và mang tính thương mại là tác phẩm nhại.
Tương thích với CC-BY-SA
Mặc dù hai giấy phép đều cùng tuân theo nguyên tắc copyleft, GFDL không tương thích với giấy phép Ghi công Chia sẻ tương tự của Creative Commons. Tuy nhiên phiên bản 1.3 đã thêm một tiết đoạn mới cho phép một số website cụ thể hiện đang sử dụng GFDL có thể chuyển tiếp sang giấy phép CC-BY-SA.
Những miễn trừ này cho phép một dự án cộng tác dựa trên GFDL với nhiều tác giả có thể chuyển sang giấy phép CC-BY-SA 3.0 (thường đòi hỏi sự cho phép của tất cả các tác giả), nếu tác phẩm đó thỏa mãn các điều kiện sau:
- Tác phẩm phải là sản phẩm của một “Trang mạng Cộng tác Nhiều tác giả với Quy mô lớn” (Massive Multiauthor Collaboration Site – MMC), ví dụ như wiki.
- Nếu trên trang xuất hiện một nội dung bên ngoài được xuất bản đầu tiên tại một MMC, tác phẩm phải được cấp phép theo Phiên bản 1.3 của GNU FDL, hoặc một phiên bản cũ hơn nhưng với tuyên bố “hoặc bất kỳ phiên bản nào mới hơn”, hoặc các tùy chọn Văn bản bìa hoặc Phần bất biến phải không được sử dụng. Nếu có chứa nội dung không được xuất bản đầu tiên tại MC, nó chỉ có thể được tái cấp phép nếu nó được thêm vào một MMC trước ngày 1 tháng 11, 2008.
Tiết 11 của giấy phép sẽ hết hạn sau ngày 1 tháng 8 năm 2009. Lý do của việc này là để ngăn ngừa điều khoản không bị sử dụng như một thước đo khả năng tương thích tổng quát. Quỹ Phần mềm Tự do nói rằng tất cả nội dung được thêm vào Wikipedia trước ngày 1 tháng 11 năm 2008 là một ví dụ thỏa mãn những điều kiện này.
Chế tài
Wikipedia, nơi sử dụng giấy phép GFDL nổi tiếng nhất, chưa bao giờ kiện ra ai ra tòa để bắt buộc họ phải tuân thủ giấy phép. Một tòa án tại Hà Lan đã kiện một tạp chí thương mại vi phạm một giấy phép tương tự – CC-BY-NC-SA – khi in lại một bức ảnh đã được tải lên Flickr.
Những chỉ trích về GFDL
Dự án Debian và Nathanael Nerode đã có lời phản đối giấy phép. Những lập trình viên Debian cuối cùng đã biểu quyết đồng ý những sản phẩm được cấp phép theo GFDL là thỏa mãn với Hướng dẫn Phần mềm Tự do Debian của họ miễn là điều khoản về phần bất biến không được sử dụng. Những người này đề nghị sử dụng những giấy phép thay thế như các giấy phép Creative Commonschia sẻ tương tự, Giấy phép Tài liệu BSD, hay thậm chí là sử dụng GNU GPL. Họ xem GFDL là giấy phép không tự do. Lý do là GFDL bắt buộc các văn bản “bất biến” không được thay đổi hoặc xóa đi, cùng với sự cấm đoán những hệ thống quản lý quyền lợi kỹ thuật số (DRM) khi sử dụng GFDL về mặt từ ngữ còn áp dụng cho cả “những bản sao chép cá nhân được tạo ra nhưng không phân phối”.
Điều khoản DRM
GNU FDL có chứa lời tuyên bố sau:
Nguyên văn:
You may not use technical measures to obstruct or control the reading or further copying of the copies you make or distribute.
Tạm dịch:
Bạn không được sử dụng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào để cản trở hoặc quản lý việc đọc hoặc sao chép về sau của những bản sao do bạn tạo ra hoặc phân phối.
Người ta chỉ trích ngôn từ này ở chỗ nó quá rộng, vì nó áp dụng cho cả những bản sao mang tính riêng tư được tạo ra những không phân phối. Điều này có nghĩa là người được cấp phép không được phép lưu trữ những bản sao tài liệu “được tạo ra” theo một định dạng tập tin hoặc sử dụng một kỹ thuật mã hóa mang tính thương mại nào.
Vào năm 2003, Richard Stallman đã bàn về câu nói trên trong danh sách gửi thư debian-legal:
Điều này có nghĩa là bạn không thể xuất bản chúng mà sử dụng những hệ thống DRM để hạn chế những người sở hữu bản sao này.Nó không có ý nói đến việc sử dụng kỹ thuật mã hóa hoặc quản lý truy cập tập tin đối với bản sao của chính bạn.Tôi sẽ nói chuyện với luật sư của chúng ta và xem xem câu này có cần phải làm rõ nghĩa hơn không.
Những phần bất biến:
Một tác phẩm GNU FDL có bị gây trở ngại một cách nhanh chóng vì tác phẩm đó sẽ được trao cho một tiêu đề mới, hoàn toàn khác và kèm theo một danh sách các tiêu đề trước đó của nó. Điều này có thể dẫn đến tình huống trong đó có một loạt các trang ghi tiêu đề, cùng những lời đề tặng, trong mỗi một bản sao của cuốn sách nếu nó đã được thay đổi nhiều lần. Những trang này không để bỏ đi cho đến khi nào tác phẩm thuộc về phạm vi công cộng sau khi hết hạn bản quyền.
Richard Stallman đã nói về những phần bất biến trong danh sách gửi thư debian-legal như sau:
Mục đích của những phần bất biến, kể từ những năm 80 khi chúng tôi lần đầu tiên biến Bản tuyên ngôn GNU thành một phần biến trong Sổ tay Sử dụng Emacs, là để đảm bảo rằng chúng không thể bị bỏ đi. Cụ thể hơn, là để đảm bảo rằng những người phân phối Emacs cùng với cả những phần mềm không tự do sẽ không thể xóa bỏ những tuyên bố về triết lý của chúng tôi, điều mà họ có thể sẽ nghĩ tới vì những tuyên bố đó đang phê phán hành động của họ.
Không tương thích qua lại với GPL
GNU FDL không tương thích với GPL theo cả hai chiều: có nghĩa là những tài liệu GNU FDL không thể đặt vào mã GPL và những mã GPL cũng không thể đặt vào một sổ tay sử dụng theo GNU FDL. Vì lý do này, những đoạn mã ví dụ thường được cấp phép kép để chúng có thể xuất hiện trong tài liệu cũng như sử dụng trong một chương trình phần mềm tự do.
Trong hội nghị GPLv3 quốc tế tổ chức tại Barcelona vào ngày 22 và 23 tháng 6 năm 2006, Eben Moglen đã gợi ý rằng sẽ có một phiên bản mới của GPL phù hợp cho cả tài liệu:
Với việc phát biểu rằng LGPL chỉ là một giấy phép bổ sung nằm ở phía trên GPL, chúng ta đã đơn giản hóa không gian giấy phép của chúng ta rất nhiều. Nó cũng giống việc bỏ đi một lực trong vật lý vậy, đúng chứ?Nhưng chúng ta mới chỉ thống nhất điện từ yếu.Lý thuyết trường thống nhất vẫn thoát khỏi tay chúng ta cho đến khi nào cả những giấy phép tài liệu cũng chỉ là những giấy phép bổ sung nằm trên GPL. Tôi không biết làm thế nào chúng ta đạt được điều đó, nó là trọng lực, nó thật sự rất khó.
Gánh nặng khi in ấn
GNU FDL đòi hỏi những người được cấp phép, khi in một tài liệu dưới giấy phép này, cũng phải kèm theo “Giấy phép này, những thông báo bản quyền, cùng thông báo giấy phép trong đó nói rằng Giấy phép này áp dụng cho Tài liệu” (this License, the copyright notices, and the license notice saying this License applies to the Document). Điều này có nghĩa là nếu một người được cấp phép in một bản sao bài viết mà văn bản của nó do GNU FDL điều chỉnh, anh hoặc chị ta cũng phải kèm theo một lời thông báo bản quyền và một bản in thực sự toàn văn GNU FDL, mà bản thân giấy phép này cũng đã là một tài liệu khá lớn. Tệ hơn nữa, những yêu cầu như vậy cũng áp dụng cho việc sử dụng đơn lẻ chỉ một hình ảnh (ví dụ, hình ảnh trên Wikipedia).
Những dạng thức trong suốt
Định nghĩa của dạng thức “trong suốt” (transparent) khá phức tạp, và có thể khó áp dụng.Ví dụ, những bản vẽ được yêu cầu phải ở định dạng cho phép chúng được sửa đổi dễ dàng bằng “một chương trình vẽ nào đó dễ dàng có được”. Định nghĩa “dễ dàng lấy được” (từ gốc “widely available”) có thể khó diễn dịch, và có thể thay đổi theo thời gian, vì có những phần mềm ví dụ như chương trình sửa đổi hình ảnh Inkscape mã nguồn mở liên tục phát triển, nhưng vẫn chưa đạt đến phiên bản 1.0. Tiết đoạn này, được viết lại giữa phiên bản 1.1 và 1.2 của giấy phép, đã sử dụng không nhất quán các thuật ngữ “dễ dàng có được” và “mang tính thương mại” (proprietary) mà không định nghĩa chúng. Theo một diễn dịch sát với giấy phép, việc tham chiếu đến “chương trình soạn thảo văn bản chung” (generic text editors) có thể được diễn dịch là loại trừ bất kỳ định dạng nào mà con người không đọc được thậm chí nếu nó được một bộ xử lý văn bản mã nguồn mở sử dụng; còn theo một cách diễn dịch thoáng, định dạng .doc của Microsoft Word cũng có thể được xem là trong suốt, vì một nhóm con trong các tập tin .doc có thể được sửa đổi hoàn hảo bằng OpenOffice.org, và do đó định dạng này không phải là thứ “chỉ có thể đọc hoặc sửa đổi bằng những phần mềm xử lý văn bản thương mại” (that can be read and edited only by proprietary word processors)
——————————————————————————————————————–
GIỚI THIỆU NỘI QUY DIỄN ĐÀN GO.VN
Điều khoản sử dụng (viết tắt ĐKSD) là tổng hợp các quy định về quyền và trách nhiệm xuất phát từ các nguyên tắc nhằm đảm bảo quyền lợi của về thông tin cá nhân, mối quan hệ, tính ổn định của nhà cung cấp dịch vụ và tuân thủ theo pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Bằng các sử dụng hoặc truy cập vào Mạng Việt Nam – go.vn, bạn đã đồng ý với bản thỏa thuận này.
Các nội dung pháp luật đầu tiên bạn cần nắm được khi tham gia Mạng Việt Nam:
– Không đăng tải hay bình luận về các vấn đề chính trị, tôn giáo, sắc tộc.
– Không đăng tải hay trao đổi các thông tin liên quan tới chính sách của Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
– Không lợi dụng diễn đàn để tiếp tay cho các hành động vi phạm pháp luật nước CHXHCN Việt Nam.
– Không truyền bá các nội dung văn hoá phẩm bạo lực, đồi trụy, trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Quy định về quyền và trách nhiệm
1. Bảo mật
Đối với chúng tôi, quyền riêng tư của bạn được đặt lên hàng đầu. Chúng tôi xây dựng chính sách bảo mật của go.vn nhằm giúp bạn nắm được các phương thức chia sẻ và bảo mật thông tin cá nhân của bạn, cách thức chúng tôi thu thập và sử dụng các nội dung và thông tin mà bạn đăng tải. Chúng tôi khuyến khích bạn đọc chính sách bảo mật và sử dụng nó trước khi quyết định đăng tải thông tin ra cộng đồng.
2. Chia sẻ nội dung và thông tin cá nhân
Bạn sở hữu tất cả nội dung thông tin bạn đăng trên Mạng Việt Nam – go.vn và bạn có thể toàn quyền chia sẻ thông tin riêng tư của bạn qua các chức năng và ứng dụng trên go.vn. Ngoài ra:
1. Đối với các nội dung được bảo vệ bởi quyền sở hữu trí tuệ như hình ảnh và video trực tuyến, bạn có thể đăng tải các nội dung kèm sự theo sự cho phép của đơn vị, cá nhân sở hữu. Với mỗi nội dung cụ thể, tuân theo sự cài đặt ứng dụng và quyền riêng tư của bạn, nội dung này phải thỏa mãn những yêu cầu sau: dữ liệu của bạn là các dữ liệu không độc quyền, có thể chuyển nhượng, và bạn có toàn bộ quyền sở hữu đối với nội dung đó. Việc chia sẻ nội dung (bao gồm link dữ liệu hình ảnh, video) sẽ chấm dứt khi bạn xóa nội dung (bao gồm link dữ liệu hình ảnh, video) của bạn hoặc tài khoản của ban, ngoại trừ trường hợp nội dung của bạn đã chia sẻ với người khác và họ không xóa nó.
2. Khi bạn xóa nội dung chứa một liên kết đến 1 địa chỉ trên internet (link), không thành viên nào có thể xem được nội dung này. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rằng nội dung này vẫn có những bản sao lưu mang tính chất tạm thời trên hệ thống của go.vn và sẽ được xóa hẳn sau một thời gian nhất định.
3. Khi bạn sử dụng một ứng dụng, nội dung và thông tin của bạn sẽ được chia sẻ với ứng dụng đó. Các ứng dụng trên go.vn được xây dựng với tiêu chí tôn trọng quyền riêng tư của bạn.Việc sử dụng, lưu trữ và truyền tải nội dung và thông tin chỉ thực hiện khi có sự chấp nhận của bạn. Để tìm hiểu thêm về nên tảng các ứng dụng, bạn có thể đọc tài liệu “Quyền riêng tư” và “Nền tảng ứng dụng” trên go.vn.
4. Khi bạn xuất bản một nội dung, thông tin và cài đặt chế độ cho phép tất cả mọi người, có nghĩa là bạn đang cho phép tất cả mọi người bao gồm cả những người không thuộc thành viên của Mạng Việt Nam – go.vn truy cập, sử dụng thông tin đó, tạo lập liên kết với bạn (ví dụ: họ và tên, hình ảnh cá nhân…)
3. An toàn
Đội ngũ kĩ thuật xây dựng Mạng Việt Nam – go.vn đã cố gắng hết sức để đảm bảo sự an toàn thông tin của bạn trên go.vn, nhưng không có nghĩa là tuyệt đối. Chúng tôi cần sự giúp đỡ của các bạn để làm điều đó, bạn cần đảm bảo các cam kết sau đây:
1. Bạn sẽ không gửi hoặc đăng thông tin liên lạc không được phép công bố hoặc mua bán (ví dụ như thư rác) trên go.vn.
2. Bạn sẽ không thu thập nội dung và thông tin của các thanh viên khác hoặc nếu không truy cập go.vn,sử dụng các phương tiện tự động (như các chương trình thu thập thông tin, robot, …) mà không có sự cho phép của chúng tôi.
3. Bạn sẽ không tham gia các hoạt động tiếp thị đa cấp trái pháp luật, chẳng hạn như chương trình kim tự tháp, trên go.vn.
4. Bạn sẽ không tải lên virus hoặc mã độc hại khác.
5. Bạn sẽ không lấy thông tin đăng nhập hay truy cập tài khoản thuộc về một người nào khác.
6. Bạn sẽ không đe dọa hoặc quấy rối các thành viên khác của go.vn.
7. Bạn sẽ không phát tán các bài chứa các nội dung: hận thù, đe dọa, khiêu dâm, xúi giục bạo lực hoặc có ảnh khỏa thân hay đồ họa bạo lực.
8. Bạn sẽ không phát triển hay sử dụng một ứng dụng của bên thứ 3 có liên quan đến rượu hoặc các nội dung dành cho người lớn (bao gồm cả quảng cáo) mà không có những hạn chế thích hợp dựa trên độ tuổi.
9. Bạn sẽ không cung cấp bất kì cuộc thi, cung cấp thông tin, rút thăm trúng thưởng (“khuyến mãi”) trên go.vn mà không có sự chấp nhận bằng văn bản của chúng tôi. Nếu chúng tôi đồng ý, bạn sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về chương trình khuyến mãi, và sẽ thực hiện chương trình khuyến mãi theo sự hướng dẫn của chúng tôi và pháp luật.
10. Bạn sẽ không sử dụng go.vn để làm bất cứ điều gì trái pháp luật, gây hiểu nhầm, kỳ thị, phân biệt đối xử, gây mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc…
11. Bạn sẽ không làm bất cứ điều gì mà có thể vô hiệu hóa, quá tải, hoặc làm giảm hoạt động bình thường của go.vn…
12. Bạn sẽ không tạo điều kiện hoặc khuyến khích bất kì hành vi vi phạm ĐKSD này.
4. Đăng kí và bảo mật tài khoản
Để đảm bảo sự minh bạch và lành mạnh của Mạng Việt Nam, go.vn không ẩn các thông tin người dùng như họ và tên và các thông tin cá nhân (nếu bạn cập nhật các thông tin này trên trang cá nhân của mình). Để làm được điều đó, chúng tôi cần sự giúp đỡ của bạn bằng cách:
1. Bạn sẽ không cung cấp bất kì thông tin sai lệch cá nhân trên go.vn, hoặc tạo một tài khoản cho bất cứ ai ngoài chính mình mà không được cho phép.
2. Bạn sẽ không tạo ra nhiều hơn 1 hồ sơ cá nhân.
3. Nếu chúng tôi vô hiệu hóa tài khoản của bạn, bạn sẽ không tạo ra một tài khoản khác mà không được sự đồng ý của chúng tôi.
4. Bạn sẽ không sử dụng thông tin cá nhân của bạn cho lợi ích thương mại của riêng bạn (như dành phần tình trạng của bạn cập nhật cho nhà quảng cáo để kiếm lời)
5. Bạn sẽ không sử dụng go.vn nếu bạn là một tội phạm tình dục.
6. Bạn sẽ giữ thông tin liên lạc chính xác và cập nhật.
7. Bạn sẽ không chia sẻ mật khẩu của bạn (bao gồm trong trường hợp các nhà phát triển, cần thông tin bảo mật của bạn), cho bất cứ ai khác truy cập vào tài khoản của bạn, hoặc làm bất cứ điều gì khác mà có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của tài khoản của bạn.
8. Bạn sẽ không chuyển giao tài khoản của mình (bao gồm bất cứ trang nào hoặc ứng dụng mà bạn quản lý) cho bất cứ ai mà không nhận được sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi.
9. Nếu bạn chọn một tên người dùng cho tài khoản của bạn, chúng tôi có quyền xóa bỏ nếu chúng tôi nghĩ rằng điều đó là cần thiết (ví dụ như tên của bạn trên go.vn xâm phạm và ảnh hưởng đến một nhãn hiệu sản phẩm đã được bảo hộ).
5. Bảo vệ quyền của người khác
go.vn tôn trọng quyền của người khác, và hi vọng bạn cũng làm như vậy.
1. Bạn sẽ không đăng nội dung hoặc có hành động trên go.vn mà vi phạm quyền của người khác hoặc vi phạm pháp luật.
2. Chúng tôi có thể loại bỏ bất kì nội dung hoặc thông tin đăng bài bạn trên go.vn nếu chúng tôi tin rằng nó vi phạm bản cam kết này.
3. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những công cụ để giúp bạn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của bạn. Để tìm hiểu thêm, bạn hay truy cập vào hướng dẫn “Làm thế nào để báo cáo nội dung vi phạm Quyền sở hữu trí tuệ”
4. Nếu bạn cho rằng, chúng tôi gỡ bỏ nội dung của bạn là nhầm lẫn bạn có thể liên hệ với chúng tôi để làm rõ các vấn đề vi phạm.
5. Nếu bạn liên tục xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác, chúng tôi sẽ vô hiệu hóa tài khoản của bạn khi đã đầy đủ điều kiện thích hợp.
6. Bạn sẽ không sử dụng bản quyền hay thương hiệu của go.vn (bao gồm: tên gọi go.vn, logo go.vn hay bất cứu hình ảnh nào gây hiểu nhầm ðến hình ảnh go.vn) gây nhầm lẫn nhãn hiệu mà không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi.
7. Nếu bạn thu thập thông tin từ người dùng, bạn cần có sự đồng ý rõ ràng của họ (go.vn sẽ không can thiệp vào vấn đề này) và phải đăng tải nội dung chính sách bảo mật của bạn, những thông tin bạn thu thập được sử dụng với mục đích gì.
8. Bạn sẽ không đăng bài của bất kì ai được xác định là những tài liệu hoặc thông tin tài chính nhạy cảm trên go.vn.
9. Bạn sẽ không được đính từ khóa liên kết người dùng (tag) hoặc gửi email để mời các thành viên khác mà không có sự đồng ý của họ.
6. Thanh toán
Nếu bạn thực hiện thanh toán trên go.vn hoặc sử dụng thanh toán bằng Vcoin, bạn đồng ư với các “Điều khoản thanh toán” của chúng tôi.
7. Quy định đặc biệt áp dụng khi chia sẻ liên kết
Nếu bạn chia sẻ những liên kết của chúng tôi trên website của bạn, bạn cần thực hiện đúng theo các điều khoản bổ sung sau:
1. Chúng tôi cung cấp cho bạn quyền sử dụng nút chia sẻ lên go.vn của liên kết vì vậy người dùng có thể đăng các liên kết hoặc nội dung từ trang web của bạn lên go.vn. Bằng việc đăng tải nội dung trên go.vn, bạn đã cho phép chúng tôi hoặc các thành viên khác sử dụng liên kết và nội dung trên go.vn.
2. Bạn sẽ không đặt được nút chia sẻ liên kết lên bất kì trang nào nếu nó chứa các nội dung có thể vi phạm bản cam kết trên go.vn.
8. Quy định đặc biệt áp dụng để phát triển, sử dụng các ứng dụng và website.
Nếu bạn là một nhà phát triển hoặc nhà điều hành của một nền tảng ứng dụng hoặc trang web, bạn cần nắm rõ các điều khoản bổ sung sau đây:
1. Bạn chịu trách nhiệm đối với các ứng dụng của bạn, nội dung của nó và người dùng trên nền tảng bạn cung cấp. Điều này bao gồm việc đảm bảo các ứng dụng của bạn hoặc người dùng sử dụng nền tảng của bạn cần tuân thủ các nguyên tắc và chính sách phát triển sản phẩm cũng như quảng cáo.
2. Truy vấn và sử dụng các dữ liệu bạn nhận được trên go.vn sẽ có một số cam kết như sau:
1. Bạn chỉ yêu cầu dữ liệu bạn cần để vận hành ứng dụng của bạn
2. Bạn phải công bố chính sách bảo mật đối với người dùng: những dữ liệu nào bạn sẽ sử dụng, cách thức bạn sử dụng, việc hiển thị, chia sẻ hoặc chuyển giao dữ liệu.
3. Bạn sẽ không sử dụng, hiển thị, chia sẻ hoặc chuyển giao dữ liệu người dùng một cách không phù hợp với chính sách bảo mật của bạn.
4. Bạn sẽ xóa tất cả các dữ liệu bạn nhận được từ chúng tôi liên quan đến người sử dụng nếu người dùng đó yêu cầu bạn làm như vậy, và bạn sẽ cung cấp một cơ chế cho người dùng để thực hiện yêu cầu.
5. Bạn sẽ không được sử dụng toàn bộ dữ liệu nhận được từ chúng tôi liên quan đến người dùng để thực hiện các hoạt động quảng cáo.
6. Bạn sẽ không được trực tiếp hoặc gián tiếp chuyển các dữ liệu bạn nhận được từ chúng tôi (hoặc sử dụng như một dữ liệu để kết nối) với bất cứ mạng lưới quảng cáo nào, trao đổi quảng cáo, môi giới dữ liệu, hoặc quảng cáo khác liên quan đến công cụ, ngay cả khi người dùng đồng ý rằng bạn có thể sử dụng thông tin của họ.
7. Chúng tôi có thể giới hạn quyền quản lý dữ liệu của bạn.
8. Bạn sẽ tuân theo tất cả các quy định trong chính sách và nguyên tắc phát triển của chúng tôi.
3. Bạn sẽ không cung cấp cho chúng tôi thông tin mà bạn có để tự thu thập từ một thành viên hoặc nội dung người dùng mà không có sự đồng ý của thành viên đó.
4. Bạn sẽ thiết kế để sản phẩm có thể dễ dàng đối với người dùng trong việc loại bỏ hoặc ngắt kết nối từ ứng dụng của bạn.
5. Bạn sẽ thiết kế sản phẩm để người dùng có thể liên hệ với bạn dễ dàng. Chúng tôi có thể chia sẻ địa chỉ email của bạn với người dùng và những người khác nếu có nghi ngờ rằng bạn đã vi phạm hoặc vi phạm quyền của họ.
6. Bạn sẽ hỗ trợ khách hàng cho ứng dụng của bạn.
7. Bạn sẽ không hiển thị quảng cáo của bên thứ ba hoặc các hộp tìm kiếm web trên go.vn.
8. Chúng tôi cung cấp cho bạn tất cả các quyền cần thiết để sử dụng mã, API, dữ liệu và các công cụ mà bạn nhận được từ chúng tôi.
9. Bạn sẽ không bán, chuyển nhượng, cấp giấy phép đối với mã, API, hoặc các công cụ cho bất cứ ai.
10. Bạn sẽ không xuyên tạc mối quan hệ của bạn với go.vn cho người khác.
11. Bạn có thể sử dụng các biểu tượng (logo) mà chúng tôi làm sẵn cho các nhà phát triển hoặc phát hành một thông cáo báo chí hay tuyên bố khác, miễn là bạn tuân theo nguyên tắc phát triển và chính sách của chúng tôi.
12. Chúng tôi có thể ra thông cáo báo chí mô tả mối quan hệ của chúng tôi với bạn.
13. Bạn sẽ tuân theo mọi luật lệ. Trong đó bạn sẽ (nếu có):
§ Có chính sách để loại bỏ nội dung vi phạm và chấm dứt xâm phạm mà tuân thủ với Đạo luật Bản quyền số Thiên niên kỉ (Digital Millennium Copyright Act)
§ Thực hiện theo Luật bảo mật Video (VPPA), và phải nhận được bất cứ sự đồng ý cần thiết của người dùng theo luật VPPA để có thể được chia sẻ trên go.vn. Bạn đại diện cho chúng tôi theo thỏa thuận nhưng sẽ không được tùy tiện đối với các khóa học thương mại hóa.
14. Chúng tôi không đảm bảo rằng nền tảng sẽ luôn luôn được miễn phí.
15. Bạn cho chúng tôi tất cả các quyền cần thiết để cho phép ứng dụng của bạn làm việc trên go.vn, trong đó có quyền kết hợp nội dung và thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi vào lịch sử hoạt động, hồ sơ, và những nội dung người dùng xuất bản.
16. Bạn cho chúng tôi quyền để liên kết đến hoặc định dạng khung ứng dụng của bạn và các nội dung diễn ra, bao gồm quảng cáo, xung quanh ứng dụng của bạn.
17. Chúng tôi có thể phân tích các ứng dụng, nội dung của bạn và dữ liệu cho bất cứ mục đích nào, bao gồm cả thương mại (chẳng hạn như để nhắm mục tiêu việc phân phối các quảng cáo và nội dung chỉ mục cho tìm kiếm)
18. Để đảm bảo ứng dụng của bạn là an toàn, chúng tôi có thể tiến hành các hình thức kiểm tra nó.
19. Chúng tôi có thể tạo ra các ứng dụng mà cung cấp các tính năng tương tự hoặc phục vụ dịch vụ của bạn nếu không cạnh tranh với dịch vụ của bạn.
9. Quảng cáo trên go.vn
Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp được không chỉ những quảng cáo cho nhà quảng cáo mà còn có giá trị đối với bạn. Để làm điều đó, bạn cần đồng ý với các điều khoản sau đây:
1. Bạn có thể sử dụng các thiết lập riêng tư của bạn để hạn chế tên của bạn và hình ảnh trong phần thông tin cá nhân (profile) có thể được liên kết với nội dung thương mại hoặc tài trợ của chúng tôi.
2. Chúng tôi không cung cấp nội dung hoặc thông tin của bạn cho nhà quảng cáo mà không có sự đồng ý của bạn.
3. Chúng tôi có thể không trả tiền dịch vụ và các thông tin liên lạc tương tự.
10. Quy định đặc biệt áp dụng cho quảng cáo
Bạn có thể hướng tới đối tượng khác hàng cụ thể trên go.vn bằng cánh mua quảng cáo qua Cổng thông tin quảng cáo trực tuyến của chúng tôi (http://zone.goonline.vn)
1. Khi bạn thực hiện 1 yêu cầu quảng cáo, bạn sẽ cho chúng tôi biết loại hình quảng cáo bạn muốn mua, số tiền bạn muốn chi tiêu và giá thầu. Nếu chúng tôi chấp nhận đơn đặt hàng của bạn, chúng tôi sẽ mở những chức năng và dữ liệu cần thiết để thực thi công việc.
2. Bạn sẽ phải trả cho đơn đặt hàng theo điều khoản thanh toán của chúng tôi. Số tiền bạn nợ sẽ được tính toán dựa trên cơ chế theo dõi của chúng tôi.
3. Quảng cáo của bạn sẽ được thực hiện theo hướng dẫn quảng cáo của chúng tôi.
4. Chúng tôi sẽ xác định kích thước, cách sắp xếp và vị trí các quảng cáo của bạn.
5. Chúng tôi không cam kết về hiệu quả của các hoạt động quảng cáo của bạn, chẳng hạn như số lần nhấp chuột bạn sẽ nhận được.
6. Chúng tôi không thể kiểm soát các phương thức mọi người tương tác với quảng cáo của bạn, và không chịu trách nhiệm cho hành động gian lận nhấp chuột hoặc không thích hợp khác ảnh hưởng đến chi phí của hoạt động quảng cáo. Tuy nhiên, chúng tôi cũng có các cơ chế để phát hiện và lọc những hoạt động đáng ngờ.
7. Bạn có thể hủy bỏ đơn đặt hàng của bạn bất cứ lúc nào thông qua cổng Quảng cáo trực tuyến của chúng tôi, thời gian tối đa để quảng cáo của bạn ngừng chạy là 24h và bạn vẫn có trách nhiệm trả tiền cho những quảng cáo đó.
8. Các quảng cáo của bạn sẽ ngừng chạy khi chúng tôi hoàn thành đủ các cam kết và thời gian đối với bạn.
9. Chúng tôi có thể sử dụng các quảng cáo của bạn và nội dung liên quan để tiếp thị hoặc sử dụng cho các mục đích quảng cáo khác.
10. Bạn sẽ không phát hành bất kì thông cáo báo chí hoặc lập các bản báo cáo công khai về mối quan hệ của bạn với go.vn mà không có sự cho phép của chúng tôi bằng văn bản.
11. Chúng tôi có thể từ chối hoặc loại bỏ bất kì quảng cáo nào bằng bất cứ lý do nào. Nếu bạn đặt quảng cáo thay mặt người khác, chúng tôi cần chắc chắn rằng bạn được phép đặt quảng cáo, bao gồm những điều sau đây:
12. Bạn đảm bảo rằng bạn có quyền pháp lý để ràng buộc các nhà quảng cáo theo ĐKSD này.
13. Bạn đồng ý rằng nếu đơn vị quảng cáo bạn đại điện vi phạm bản cam kết này, chúng tôi có thể giữ bạn với lý do bạn chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành vi vi phạm đó.
11. Quy định đặc biệt áp dụng cho các trang web.
Nếu bạn tạo hoặc quản lý một trang web trên go.vn, điều này đồng nghĩa bạn đã đồng ý với các điều khoản của chúng tôi về Quy định quản lý trang web.
12. Sửa đổi
1. Chúng tôi có thể thay đổi bản Điều khoản sử dụng (ĐKSD) này, nếu chúng tôi cung cấp cho bạn thông báo (bằng cách đăng các thay đổi trên website quản lý của go.vn, bạn có thể thảo luận cùng chúng tôi và sẽ nhận được bất kì thông báo thay đổi trong tương lai của ĐKSD này. Bạn có thể truy cập blog của go.vn và trở thành một fan hâm mộ.
2. Đối với các thay đổi cho phần 6, 8, 9, 10 và 11 (phần liên quan đến thanh toán, phát triển ứng dụng, điều hành trang web, và các nhà quảng cáo), chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một thông báo trước tối thiểu 3 ngày. Đối với tất cả thay đổi khác, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một thông báo tối thiểu 7 ngày.Tất cả các ý kiến đó được thông báo trên trang chủ của go.vn và mail nhận thông tin đăng kí của bạn trên hệ thống của go.vn.
3. Nếu trên 7.000 người dùng bình luận về việc đề xuất thay đổi, chúng tôi cũng sẽ tạo cho bạn cơ hội tham gia vào cuộc bỏ phiếu, trong đó, bạn sẽ có quyền lựa chọn các phương án thay thế. Cuộc bỏ phiếu sẽ ràng buộc chúng tôi nếu có nhiều hơn 30% của tất cả mọi người dùng đăng kí hoạt động kể từ ngày bỏ phiếu thông báo.
4. Chúng tôi có thể thay đổi vì lý do pháp lý hoặc hành chính, hoặc để sửa chữa một tuyên bố không chính xác, dựa trên thông báo mà không cần thông báo trước.
13. Chấm dứt
Nếu bạn vi phạm nội dung hoặc tinh thần của bản ĐKSD này, hoặc nếu các hoạt động về nội dung của bạn được xác định liên quan đến luật pháp ảnh hưởng đến hoạt động của chúng tôi, chúng tôi có thể ngừng cung cấp tất cả hoặc một phần các chức năng và phạm vi của bạn trên go.vn. Chúng tôi sẽ thông báo cho bạn bằng email, hoặc vào thời điểm bạn truy cập tài khoản của bạn.Bạn cũng có thể xóa tài khoản của bạn hoặc vô hiệu hóa ứng dụng bất cứ lúc nào.
14. Xử lý tranh chấp
1. Bạn sẽ phải giải quyết mọi khiếu nại, nguyên nhân của các tranh chấp phát sinh với chúng tôi liên quan đến bản ĐKSD này trong phạm vi pháp luật của nước Việt Nam.Pháp luật nước Việt Nam sẽ điều chỉnh bản ĐKSD này, cũng như yêu cầu bất kì bồi thường nào phát sinh giữa bạn và chúng tôi, mà không cần phải bào chữa. Bạn đồng ý với mọi phán quyết của Tòa án nhân dân Việt Nam.
2. Nếu bất cứ ai khởi kiện chúng tôi liên quan đến nội dung của bạn, hành động hoặc các thông tin trên go.vn, bạn sẽ chịu trách nhiệm bồi thường và đảm bảo chúng tôi không liên quan và không phải bồi thường bất cứ tổn thất và các chi phí phát sinh (bao gồm cả phí hợp lý pháp lý) liên quan đến khiếu nại.
3. Chúng tôi luôn cố gắng đảm bảo sự ổn định cho go.vn, sửa lỗi miễn phí và làm cho hệ thống an toàn nhưng bạn nên cố gắng tự bảo vệ bản thân. Chúng tôi cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên go.vn không bao gồm sự đảm bảo hoàn toàn, go.vn không chịu trách nhiệm đối với các hoạt động, nội dung, thông tin hoặc dữ liệu liên quan đến bên thứ ba. Chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm đối với mọi sự tổn thất lợi nhuận hay hậu quả, đặc biệt, gián tiếp hoặc ngẫu nhiên phát sinh bên ngoài hoặc diễn ra trên go.vn.
15. Quy định đặc biệt áp dụng cho người sử dụng go.vn bên ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam
Chúng tôi cố gắng để tạo ra một cộng đồng người Việt Nam liên kết toàn cầu đảm bảo tiêu chuẩn phù hợp với pháp luật Việt Nam. Các quy định sau đây áp dụng cho người dùng ngoài phạm vi nước Việt Nam:
1. Bạn đồng ý để toàn bộ dữ liệu cá nhân của bạn chuyển đến và xử lý tại Việt Nam.
2. Nếu bạn sống ở một đất nước bị chặn không liên kết internet, trao đổi thông tin hoặc giao dịch với Việt Nam, bạn sẽ không tạo web cá nhân cũng như tham gia và các hoạt động thương mại trên go.vn (chẳng hạn như quảng cáo hoặc thanh toán) hoặc phát triển ứng dụng nền tảng của go.vn.
16. Định nghĩa
1. Sản phẩm, dịch vụ và nội dung thuộc go.vn được chúng tôi định nghĩa các tính năng và dịch vụ chúng tôi làm sẵn, bao gồm trang chủ go.vn, các trang phân hệ dịch vụ khác và bất kì sản phẩm go.vn nào mang nhãn hiệu go.vn (bao gồm các lĩnh vực nhỏ, các phiên bản quốc tế, các vật dụng, và các phiên bản điện thoại di động), nền tảng của chúng tôi, và phương tiện truyền thông khác, phần mềm (chẳng hạn như một thanh công cụ), thiết bị, hoặc các mạng hiện nay hoặc sau này phát triển.
2. “Nền tảng” của chúng tôi được định nghĩa là tập hợp của các hàm API và dịch vụ cho phép một người phát triển ứng dụng và điều hành trang web, để lấy dữ liệu từ go.vn hoặc cung cấp dữ liệu cho chúng tôi.
3. “Thông tin” của chúng tôi được định nghĩa là sự kiện và các thông tin khác về bạn, bao gồm các hành động bạn thực hiện.
4. “Nội dung” được định nghĩa là bất cứ điều gì bạn đăng tải lên go.vn mà không bao gồm các nội dung định nghĩa bởi “Thông tin”.
5. Chúng tôi định nghĩa “Dữ liệu” là nội dung và thông tin mà các bên thứ ba có thể lấy từ go.vn hoặc cung cấp cho go.vn thông qua nền tảng chúng tôi xây dựng.
6. Hoạt động “Đăng tải” được chúng tôi định nghĩa là đăng bài viết lên go.vn hoặc cung cấp nội dung cho chúng tôi (chẳng hạn như cách sử dụng 1 ứng dụng)
7. Định nghĩa “Sử dụng” có nghĩa là sử dụng, sao chép, công khai thực hiện hoặc hiển thị, phân phối, chỉnh sửa, dịch, và tạo ra các công việc phát sinh.
8. “Tài khoản hoạt động” được định nghĩa là người dùng đã đăng nhập vào go.vn ít nhất 1 lần trong 1 tháng gần nhất.
9. “Ứng dụng” được định nghĩa là bất cứ ứng dụng hoặc website có sử dụng hoặc truy cập nền tảng, cũng như tất cả mọi thứ nhận dữ liệu từ chúng tôi.
17. Khác
a. Điều khoản sử dụng go.vn (ĐKSD) có hiệu lực đối với mọi công dân mang quốc tịch Việt Nam sống trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam có đăng kí sử dụng dịch vụ của go.vn.
b. Điều khoản sử dụng go.vn có hiệu lực hơn bất cứ thỏa thuận nào giữa các bên liên quan đến go.vn, và thay thế mọi điều khoản sử dụng trước.
c. Nếu bất kì phần nào của bản ĐKSD được xác định lại là không thể thực hiện được, thì phần còn lại sẽ vẫn có đầy đủ hiệu lực.
d. Nếu thực tế bạn không thực thi các ĐKSD, các điều khoản vẫn giữ nguyên giá trị cam kết.
e. Việc sửa đổi, từ bỏ ĐKSD này phải được lập thành văn bản và có sự xác nhận của chúng tôi.
f. Bạn sẽ không chuyển bất kì quyền hoặc nghĩa vụ của mình theo ĐKSD này đến bất cứ ai khác mà không có sự đồng ý của chúng tôi.
g. Tất cả quyền và nghĩa vụ theo bản ĐKSD được chúng tôi tự do chuyển nhượng trong việc kết nối, mua lại, sát nhập hoặc bán tài sản và bằng các hoạt động của pháp luật.
h. Không có gì trong bản ĐKSD ngăn cản chúng tôi tuân thủ pháp luật.
i. Tuyên bố này không trao bất kì quyền lợi nào cho bên thứ ba